Thứ Hai, 1 tháng 2, 2010

Dance Dance Dance - Murakami Haruki (P9)

“Xin chào, khách sạn Cá heo xin nghe!”, một giọng nói tươi tắn vang lên.
Đó là giọng một người phụ nữ trẻ. Một người phụ nữ sao? Chuyện gì thế nhỉ? Tôi không nhớ có người phụ nữ nào ở đó.

Vì không thể nào hiểu nổi nên tôi đành kiểm tra lại xem địa chỉ có đúng như trước không. Đúng rồi, nó chính xác là khách sạn Cá heo nơi tôi từng biết. Có lẽ khách sạn đã thuê người mới, cháu của chủ khách sạn hay ai đó.

Chuyện đó chẳng có gì kỳ quặc lắm. Tôi nói với cô ấy rằng tôi muốn đặt phòng trước.

“Cảm ơn ông rất nhiều”, cô gái thỏ thẻ, “xin ông chờ cho một chút để tôi chuyển máy sang bàn đặt phòng.”

Bàn đặt phòng? Giờ thì tôi thấy rối tinh rồi đấy. Không thể nào tiêu hóa nổi. Điều gì đã xảy ra với cái khách sạn cũ?

“Xin lỗi đã phiền quý khách phải chờ. Đây là bàn đăng ký đặt phòng. Tôi có thể giúp gì quý khách ạ?”. Lần này là giọng một thanh niên còn trẻ. Âm điệu sôi nổi và thân thiện của một anh chàng chuyên nghiệp làm cho khách sạn. Nỗi tò mò càng dâng cao hơn. Tôi yêu cầu một phòng đơn trong ba đêm. Đọc cho anh ta tên và số điện thoại ở Tokyo của mình.
“Ổn cả thưa quý khách. Vậy là ba đêm, kể từ ngày mai. Phòng đơn của quý khách đã sẵn sàng chờ.”

Tôi chẳng biết nên phản ứng thế nào nên đành phải cảm ơn cậu ta rồi gác máy, hoàn toàn mất phương hướng. Nhẽ ra tôi nên yêu cầu một lời giải thích phải không nhỉ? Rồi thì sự việc sẽ sáng tỏ một khi tôi đến đó. Cho dù thế nào tôi cũng không thể không tới. Tôi đâu còn phương án thay thế nào khác.

Tôi nhờ nhân viên chăm sóc khách hàng kiểm tra lịch trình tàu đến Sapporo. Sau đó gọi phục vụ phòng mang lên một chai whiskey cùng một ít đá, tiếp đó tôi thức khuya xem một bộ phim chiếu đêm muộn trên ti vi. Đó là một bộ phim phương tây của Clint Eastwood. Clint không cười lấy một lần, không cả nhếch mép. Tôi cố cười vào mặt anh ta nhưng anh ta không hề phá vỡ bộ mặt đông cứng của mình. Phim hết, bụng tôi cũng đầy rượu whiskey nên tôi tắt đèn và ngủ qua đêm. Nếu tôi có mơ thì tôi cũng chẳng nhớ. Tất cả những gì tôi có thể nhìn được ở phía ngoài khung cửa sổ của tàu tốc hành buổi sáng chỉ có tuyết. Đó là một ngày trong sáng, không một gợn mây nên nhìn nhiều sẽ đau mắt. Tôi không thấy hành khách nào ngoài mình nhìn ra ngoài cửa sổ. Tất cả họ đều biết tuyết trông ra sao.

Vì bỏ bữa sáng nên trước bữa trưa một lúc, tôi đi xuống xe bán đồ ăn. Bia và trứng ốp la. Ngay đối diện tôi là một người đàn ông khoảng năm mươi tuổi đóng bộ trong vét và cà vạt đang ngồi uống bia và ăn sandwich thịt hun khói. Anh ta trông giống một thợ cơ khí và chỉ đơn giản đó chính là anh ta. Anh ta mở lời trước với tôi, kể với tôi rằng mình phục vụ cho máy bay của Không lực Tự vệ. Sau đó giải thích với tôi làm thế nào mà phi công chiến đấu và chiến sĩ đánh bomb của Sô-viết tràn vào không phận của nước ta dù trông có vẻ anh ta cũng chẳng phiền lòng lắm về chuyện đó. Anh ta lại tỏ ra quan tâm hơn đến tính kinh tế của chiếc F4 Phantoms. Tiêu tốn bao nhiêu là nhiên liệu trong một chuyến bay, thật quá lãng phí. “Nếu người Nhật mà sở hữu chứng thì anh có thể tin rằng chúng sẽ trở nên hiệu quả hơn. Và sẽ cũng chẳng bao giờ làm hỏng cuộc đổ bộ nào! Không có lý do nào mà chúng ta không thể chế tạo ra máy bay chiến đấu giá rẻ một khi ta đã muốn.”

Đó là khi tôi đưa ra lời đề nghị sắc sảo của mình, sự phung phí đó chính là cái giá cao nhất mà mỗi người có thể đạt tới trong một xã hội tư bản phát triển. Thực tế là Nhật Bản đã mua máy bay Phantom từ Mỹ và phung phí lượng lớn nhiên liệu vào các cuộc đổ bộ và đem lại thêm sự hoảng loạn cho nền kinh tế toàn cầu, và sự hoảng loạn ngày một tăng đó lại đẩy chủ nghĩa tư bản lên một tầm cao mới. Nếu anh mà chấm dứt chuỗi lãng phí đó thì cơn kích động hàng loạt đảm bảo sẽ diễn ra và nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên bất ổn. Phung phí là nhiên liệu cho sự bất ổn, và bất ổn khởi động nền kinh tế và một nền kinh tế năng động sẽ lại lãng phí nhiều hơn nữa.

Ừ thì, có thể là như vậy, anh chàng kỹ sư thừa nhận nhưng như thể một đứa bé sống trong hoàn cảnh bị cướp bóc đang trong thời chiến, anh ta không thể hiểu nổi cấu trúc xã hội mới có ý nghĩa thế nào. “Thế hệ chúng ta, chúng ta đâu có giống ông cha mình ngày xưa,” anh ta nói, kèm theo một nụ cười. “Chúng ta không thể hiểu nổi công việc rối rắm này của họ.”

Tôi thì không thể nói ra rằng mình cũng không hiểu mọi thứ thấu đáo nhưng tôi không háo hức muốn chuyện trò tiếp nữa nên lặng im. Không đúng, tôi không quen thuộc với sự ật, tôi chỉ nhận ra chúng như chúng vốn thế. Vốn dĩ có sự khác biệt rõ ràng giữa hai nhận định đó. Đó cũng chỉ là theo tôi nghĩ, tôi ăn xong phần ốp-lết và xin rời đi.

Tôi ngủ ba mươi phút, khoảng thời gian còn lại của hành trình tôi đọc tiểu sử của Jack London đã mua gần ga Hakodate.

So với cuộc đời lỗi lạc bay bổng và lãng mạn của Jack London thì sự tồn tại của tôi tựa như con sóc dựa đầu vào hạt óc chó, mơ màng cho tới mùa xuân. Lúc này thì chuyện là vậy đấy. Vậy nên đó mới là các cuốn tiểu sử. Ý tôi là, ai mà lại đi đọc về một đời sống an nhàn và quãng thời gian làm công của một kẻ không ai biết tới tại Thư viện thành phố Kawasaki chứ? Nói cách khác, điều mà chúng ta muốn kiếm tìm là cái có thể bồi đắp cho những gì chúng ta đang phải trải qua.

Không có nhận xét nào: